z-lib z-lib singlelogin z-library zlibrary project

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè

Với sự thay đổi của khí hậu, trái đất đang ngày càng nóng lên, khiến cho những ngày hè của năm nay có hôm nóng đến 40 độ khiến nhiều tìm đến những cách giải độc gan, giải nhiệt cho cơ thể từ thiên nhiên, từ các loại trà giải nhiệt. Vậy có  những loại trà nào giải nhiệt nào, uống trà thanh nhiệt có tốt không, hay trà thanh nhiệt nào tốt. Để biết thêm những điều này, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Trà cam thảo mát gan giải độc

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Trà cam thảo thanh nhiệt giải độc hiệu quả

Trà cam thảo là lựa chọn đầu tiên của nhiều người dung để thanh nhiệt cơ thể, giúp mát gan. Bởi loại trà này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Mỗi ngày một ly trà cam thảo sẽ giúp bạn dễ chịu, sảng khoái và loại bỏ nóng trong người. Đây là loại trà được ưa chuộng để sử dụng hiện nay.

Cách dùng

Cam thảo thường được chiết xuất ở hai dạng là dạng dễ cây phơi hoặc sấy khô hoặc dạng bột. Đối với loại rễ cây thì chúng ta nên sắc lên như bình thường và uống hàng ngày. Còn đối với dạng bột thì tiện hơn chỉ cần pha sẵn theo hướng dẫn là bạn đã có một ly trà cam thảo để giải nhiệt ngày hè.

Lưu ý khi sử dụng cam thảo

Không nên uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Bởi trong hàm lượng cam thảo có chứa nhiều glycyzin.  Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyzin một lúc sẽ gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ biểu hiện nét hơn.

Không nên sử dụng cam thảo pha với nhân trần bởi cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Trà nhân trần

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Trà nhân trần thanh nhiệt cho ngày hè oi bức

Nhân trần là loại thảo mộc thứ 2 được lựa chọn để giải nhiệt cho cơ thể. Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp, đào thải các chất độc trong gan, máu,… do có tính đắng nên nhân trần được lựa chọn thứ 2 do cam thảo dung để giải nhiệt cho cơ thể.

Cách dùng

Hãm lá nhân trần tươi hoặc khô với nước sau đó bỏ tủ mát ( mùa hè) hoặc giữ nóng trong bình giữ nhiệt (mùa đông) và uống hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống 15g lá nhân trần khô tùy theo lượng nước mà người dùng muốn đặc hay loảng.

Lưu ý khi sử dụng nhân trần

Không nên sử dụng nhân trần với cam thảo như lý do đã nói ở phần trên

Phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh về gan, không được bác sĩ chỉ định hay cho sử dụng thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần,  bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Nên rửa sạch, ngâm muối nếu mua nhân trần ở ngoài để tránh phun thuốc sâu hay các chất độc hại trên nhân trần.

Trà hoa cúc làm giảm suy nhược thần kinh hiệu quả

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc được phơi khô. Hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Trà hoa cúc được xem là một vị trà thanh tao đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người dân Việt Nam từ trước đến nay.

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Thanh nhiệt cơ thể với trà hoa cúc

Cách dùng

Pha trà hoa cúc với mật ong: Hoa cúc rửa sạch cho vào ly và tráng sơ qua với nước ấm sau đó tiếp tục rót nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà để tang them hương thơm và vị ngọt cho trà.

Pha trà hoa cúc với cam thảo: Đun sôi nước, cho hoa cúc, rễ cam thảo, đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lại bỏ xác, lấy nước, chờ trà nguội thì cho vào chai giữ lạnh để uống. Cam thảo kết hợp với hoa cúc sẽ khiến hương vị trà them thơm hơn và có vị ngọt thanh của cam thảo.

Lưu ý khi dùng trà hoa cúc

Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc: trong trà hoa cúc có nhiều thành phần hoạt chất, có thể phản ứng với các thành phần của thuốc, làm giảm và mất tác dụng của thuốc hoặc trong trường hợp xấu có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng: dùng trà hoa cúc tuy giúp an thần tốt nhưng nếu dùng nhiều có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Không dùng trà lúc đói: Lúc đói, đường huyết cơ thể giảm, dùng trà hoa cúc sẽ làm loãng acid dịch vị, gây ức chế dịch vị, cản trở tiêu hóa,…dẫn tới hiện tượng say trà, khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn,…Khi dùng trà nên dùng kèm các đồ ăn nhẹ, ngọt, giúp cải thiện hương vị trà, đồng thời làm tăng đường huyết, tránh hiện tượng bị say trà.

Trà la hán quả thanh nhiệt ngày oi nồng

Theo Y học quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường. Quả la hán có vị ngọt tự nhiên gấp 3 – 4 lần đường mía nhưng lại ít calo, phù hợp với người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…Quả la hán có tác dụng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được sử dụng nhiều như 1 loại trà thanh nhiệt và chữa các bệnh về hô hấp, ngoài ra quả la hán còn không gây tang đường huyết nên được rất nhiều người ưa chuộng là thức uống cho mùa hè.

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Những cốc trà quả la hán luôn được mọi người ưa thích mỗi khi trời nóng

Cách dùng:

Rửa sạch quả la hán cho hết lông ngoài. Sau đó dùng dao bổ quả la hán làm đôi hoặc làm bốn. Bạn cũng có thể dùng tay bóp nát rồi cho vào bình nước. Có thể dùng cả vỏ hoặc bỏ vỏ đi cũng được. Tiếp theo, đổ nước vừa đun sôi vào bình. Nhiệt độ để pha nước la hán quả nên tối thiểu là 70 độ, tốt nhất là đun sôi xong bạn nên dùng nước đó để pha luôn. Một quả la hán có thể pha với từ 1 đến 1,5 lít nước tùy thuộc vào khẩu vị. Sau đó ướp lạnh hoặc cho vào tủ mát để uống dần

Lưu ý khi sử dụng quả la hán

Khi cơ thể đang bị cảm lạnh, nhiễm lạnh, phong hàn, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh, tay chân lạnh lẽo,…thì không nên dùng quả la hán.

Nên cân nhắc sử dụng nếu bạn bị dị ứng một trong số các thành phần của quả la hán.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những người đang sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh rủi ro.

Trà thảo mộc atiso

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Một tách trà atiso cho cơ thể luôn tươi mát

Hoa atiso là loại hoa có vị đắng nhạt và hương thơm dịu nhẹ thường được sử dụng để làm trà. Atiso có công dụng bổ gan, mát gan, hạ nhiệt và lợi mật rất tốt đối với những người làm việc trong môi trường nhiều ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi thuốc lá, bia rượu nhiều thì atiso là lựa chọn hàng đầu của mọi nhà.

Cách dùng:

Hoa atiso có 2 loại là atiso tươi và khô, với từng loại thì liều lượng dùng sẽ khác nhau. Đối với hoa atiso tươi thì mỗi ngày nên uống 10-20 gam là đủ, cách dùng là đem sắc với nước sau đó ướp lạnh và dùng dần, liều lượng nước thì tùy sở thích mỗi người. Còn với hoa khô mỗi ngày chỉ nên sử dụng 5-10 gam cũng sắc hoặc hãm với nước sôi chia đều uống trong vòng 1 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng hoa atiso

Không nên sử dụng atiso quá liều lượng cho phép mỗi ngày vì sẽ có nguy cơ co bóp túi mật, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.

Trà atiso chỉ nên sử dụng trong vòng 1 ngày, để lâu sẽ làm mất đi tác dụng của trà khi các vi khuẩn lên men còn có thể gây nên những chất độc cho cơ thể người.

Lá trà xanh thanh nhiệt dễ kiếm

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Trà xanh giải nhiệt rất quen thuộc với mọi người

Trà xanh không còn xa lạ với chúng ta hiện nay, lá trà xanh có tác dụng giảm cơn nóng, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu trà xanh còn có tác dụng đối với căn bệnh ung thư hiệu quả. Trong trà xanh có chứa lượng catechin cao giúp ngăn ngừa oxy hóa và giảm tổn thương tế bào giúp chống lão hóa và cải thiện làn da mịn màng trắng sáng cho bạn.

Cách dùng

Cách nấu trà xanh tươi: Rửa sạch lá trà xanh tươi sau đó cho lá trà vào nồi hay ấm đun đổ ngập nước. Đun lửa lớn cho đến khi nước sôi thì để lửa thật nhỏ, tiếp tục đun như vậy trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Bạn có thể thưởng thức trà nóng hoặc thêm đá vào cho dễ uống.

Cách nấu trà xanh khô: Cho lá trà khô vào ấm hoặc tích. Cho một ít nước sôi khoảng 80 độ C ngập mặt trà để tráng trà rồi đổ nước tráng đi. Sau đó đổ nước đầy ấm và hãm như vậy trong vòng 2-3 phút là có thể dùng được.

Lưu ý khi sử dụng lá trà xanh

Không nên uống trà khi đói bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…

Không nên  pha trà để quá lâu vì trà để lâu dễ bị oxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Không nên uống trà trước bữa ăn bởi nước trà sẽ làm loãng dịch vị của dạ dày khiến bạn ăn không ngon, dẫn đến khó tiêu.

 Tránh uống trà ngay sau bữa ăn bởi Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Ngoài ra, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt nên uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

Trà từ tinh dầu sả giải độc gan hiệu quả

[Top 7] loại trà thanh nhiệt đập tan những cơn nóng nực ngày hè
Trà tinh dầu sả bổ sung nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể

Trong xả có chứa các vitamin thiết yếu như A,B1, B2, B6, B5,… các folate và các khoáng chất như magie, mangan, đồng, kali, canxi và kẽm,.. Chính vì thế trà tinh dầu từ xả có tác dụng đào thải độc tố và các axit uric ra khỏi cơ thể. Do đó, trà tinh dầu xả cũng được lựa chọn để thanh nhiệt cơ thể và giải độc gan cho những ngày hè nóng nực.

Cách dùng: xả chúng ta bỏ phần lá, chỉ lấy phần thân củ bên dưới. Sau đó rửa sạch và đập dập rồi cho vào một cốc nước nóng khoảng 3 phút thì thêm một túi trà ô long hoặc trà túi vào và thêm một thìa mật ong vào cốc cho dễ uống. Trước khi uống trà, bạn vớt sả, túi trà ra và thêm lát chanh để tăng thêm hương vị cho trà.

Lưu ý khi sử dụng sả

Không nên sử dụng quá nhiều sả, chỉ nên sử dụng đúng liều lượng khoảng 3 củ 1 ngày.

Trà sẽ có thể gây nên kích ứng da cho cơ địa của từng người chính vì thế khi sử dụng mà cảm thấy có triệu chứng thì các bạn nên ngừng uống ngay nhé.

Trên đây là một số loại trà thanh nhiệt được dùng nhiều và ưa chuộng cho những ngày hè nóng bức. Những thức trà thanh nhiệt là một thứ thức uống quan trọng và không thể thiếu cho mùa hè.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)